Mô tả
Bu lông neo móng L là gì?
Bu lông neo móng L trước hết là dòng sản phẩm thuộc chủng loại bu lông neo. Bu lông neo móng L là phần nối trung gian giữa móng của công trình và phần nổi của công trình, thường ứng dụng trong thi công nhà thép tiền chế, thi công hệ thống điện, trạm biến áp, hệ thống nhà xưởng, nhà máy, nhà thép kết cấu. Hay nói cách khác đơn giản hơn là bu lông neo móng dùng để cố định các kết cấu, đặc biệt là kết cấu thép.
Cấu tạo của bu lông neo móng L
Cấu tạo bu lông neo móng L rất đơn giản, chỉ là một thanh kim loại hình trụ tròn được bẻ đúng kiểu chữ L, trên đầu có tiện ren. Cấu tạo bu lông neo móng chữ L chia ra làm một số phần như sau:
- Phần thân bu lông là phần trụ tròn trơn, không được tiện ren là phần chịu lực chính của bu lông móng.
- Phần đầu được tiện ren theo ren hệ mét, đây là tiêu chuẩn ren sử dụng thông dụng nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
- Phần bẻ L là phần liền thân, cấu tạo hình trụ tròn là phần nằm sâu nhất bên dưới móng, phần này giúp gia tăng khả năng chịu lực của bu lông móng – bu lông neo móng L.
Vật liệu cấu tạo bu lông neo móng L
Vật liệu sản xuất Bu lông neo móng L cũng khá đa dạng từ thép hợp kim với các cấp bền khác nhau, đến vật liệu bằng thép không gỉ Inox 201, 304 hay 316. Tùy vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của công việc mà nhà thầu có thể lựa chọn vật liệu sản xuất Bu lông móng sao cho phù hợp nhất với công trình thi công.
Một số loại vật liệu tham khảo để sản xuất Bu lông móng (Bu lông neo): Thép CT3 (tiêu chẩn GOST 380-88), Q235A,B,C,D (tiêu chuẩn GB 700-88), SS330, SS400 (tiêu chuẩn JIS G3101-1987), SUS301,304, 316 (JIS 4303-1991), C35 (TCVN 1766-75)….
Phân loại bu lông neo móng L
Căn cứ theo vật liệu sản xuất có thể phân loại bu lông neo móng L thành những loại như sau:
- Bu lông neo móng sử dụng thép CT3 sản xuất bu lông móng khi thiết kế chỉ yêu cầu bu lông neo móng có cấp bền tương đương cấp bền 4.8.
- Bu lông neo móng sử dụng thép CT45 sản xuất bu lông neo móng khi thiết kế yêu cầu bu lông có cấp bền tương đương cấp bền 5.8.
- Bu lông neo móng sử dụng thép 40Cr khi yêu cầu của bản vẽ yêu cầu cấp bền của bu lông neo móng tương đương cấp bền 8.8.
Thi công bu lông neo móng L
Quy trình thi công bu lông neo móng L được thực hiện như sau:
Sử dụng dưỡng bu lông, dùng thép tròn D8 hoặc D10 để cố định tạm các bu lông móng (bu lông neo móng) chữ L trong cụm, cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.
Kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm và các cụm với nhau theo bản vẽ thiết kế lắp dựng. Sử dụng máy kinh vỹ, máy thủy bình, hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện (thiết bị đo đạc phải được kiểm định).
Kiểm tra chiều nhô cao của bu lông móng (bu lông neo móng) chữ L lên so với cốt +/-0.00m trong bản vẽ thiết kế (thông thường khoảng 100mm).
Bu lông móng (bu lông neo móng) chữ L phải được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết (có thể là mặt bê tông, mặt bản mã).
Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, với ván khuôn, với nền để đảm bảo bu lông không bị chuyển vị, dịch chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông.
Dùng linon bọc bảo vệ lớp ren bu lông móng (bu lông neo móng) chữ L khi đã lắp dựng xong để tránh bị hỏng ren khi đổ bê tông.
Dưới đây là bảng kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm với các sai số được cho phép như sau:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.